TỔNG QUAN
- Toàn đạc là phương pháp truyền thống để thu thập số liệu đo đạc ngoài hiện trường. Theo phương pháp này, tọa độ điểm đo không thu được trực tiếp mà thu được gián tiếp qua các chỉ số chiều dài và chỉ số góc.
- Phương pháp này lấy cơ sở là các điểm trạm máy lập thành một hệ thông lưới khống chế. Từ các điểm trạm máy đó, đo tỏa ra các điểm chi tiết trong toàn khu vực bình đồ.
Ưu điểm của phương pháp đo toàn đạc
- Đồng bộ dữ liệu sau bình sai dễ dàng linh hoạt. Độ chính xác và tin cậy cao hơn.
- Ít sai sót, nếu có sai sót vẫn có thể chỉnh sửa lại đơn giản mà không phải đo đạc lại các điểm chi tiết.
- Kiểm tra dễ dàng, số liệu tường minh.
Nhược điểm của phương pháp đo toàn đạc
- Thao tác ngoài hiện trường nhiều, hiệu suất đo đạc kém.
- Sau khi đo đạc cần phải xử lý số liệu rồi mới vẽ lên bản đồ được (ngày nay đã được hỗ trợ bởi máy tính)
Chú ý:
Đối với những vùng đo đạc lớn, phương pháp này vẫn được áp dụng bởi tính “an toàn” của nó. Ngoài ra đây cũng là cơ sở lý thuyết cho những người bắt đầu tiếp cận với công tác đo đạc có thể hiểu sâu về bản chất của phương pháp đo